Close

10 quyết định thường gây hối hận trong đời

2024-09-13 HaiPress

Trong một nghiên cứu của mình,tiến sĩ tâm lý học Amy Summerville,ĐH Illinois (Mỹ) đã chỉ ra một số quyết định khiến nhiều người phải hối tiếc sâu sắc sau này trong cuộc sống.

Mất liên lạc với bạn bè

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để giữ liên lạc với những người bạn mình quý mến,đặc biệt là khi sống xa bạn bè hoặc có nhiều mối bận tâm khác như gia đình,con cái. Theo thời gian,sợi dây liên hệ trở nên mờ nhạt,khiến bạn thậm chí ngại kết nối trở lại.

Tiến sĩ Neal Roese,giáo sư khoa tiếp thị tại Trường Quản lý Kellogg thuộc Đại học Northwestern cho biết trong khi tình bạn mất đi thường được coi là không quan trọng so với tình yêu,thì sự mất mát của các mối quan hệ này cũng gây tiếc nuối không kém.

Nhà tâm lý học Guy Winch,Mỹ,giải thích,chúng ta có xu hướng bị mắc kẹt trong chính suy nghĩ của mình khi nói đến việc giữ liên lạc với mọi người. Ông nhấn mạnh việc cần phải cởi mở về mặt cảm xúc,bộc lộ,nói về cảm xúc của mình. Mặc dù việc thu hẹp khoảng cách với người bạn đã mất liên lạc ban đầu có vẻ không dễ dàng nhưng nếu không nỗ lực,bạn có thể cảm thấy hối tiếc.


Làm việc quá sức

Chúng ta dành phần lớn cuộc sống trưởng thành của mình để làm việc và cố gắng đạt năng suất cao nhất có thể. Một nghiên cứu năm 2021 từ Viện nghiên cứu ADP cho thấy mỗi nhân viên trên toàn cầu làm thêm trung bình 9 giờ không lương mỗi tuần.

Làm việc quá nhiều thường có nghĩa là bỏ bê các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống cá nhân,điều này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng không thỏa mãn.

Trong khi một số người cho rằng công việc quan trọng hơn mọi thứ khác thì hầu hết mọi người đều hối tiếc vì những điều bỏ lỡ như sinh nhật của con,chuyến đi chơi với bố mẹ,buổi tối với bạn bè. Trên thực tế,công việc chỉ nên là phương tiện để đạt được mục đích,thay vì là trọng tâm của sự tồn tại.

Che giấu cảm xúc thật của mình

Trong một nghiên cứu năm 2021,hơn 200 người Mỹ được hỏi về những sự kiện trong cuộc sống mà họ hối tiếc đáng kể. Kết quả cho thấy 19,3% người tham gia báo cáo rằng họ có những hối tiếc trong chuyện tình cảm.

Mở lòng nói với ai đó rằng bạn có tình cảm với họ là một hành động cực kỳ dễ bị tổn thương. Thông thường,nỗi sợ bị từ chối của một người ngăn cản họ thể hiện cảm xúc thực sự của mình. Tuy nhiên,việc không dám bày tỏ cảm xúc có thể gây ra sự hối tiếc lớn.

Nhà báo Daniel Pink,Mỹ cho rằng sự hối tiếc vì không hành động thường nhiều hơn sự hối tiếc vì hành động. Có thể bạn sẽ thấy sợ khi chia sẻ cảm xúc của mình với ai đó nhưng việc dũng cảm nói ra sẽ giúp bạn mở lòng,ngay cả khi những cảm xúc đó không được đáp lại.

Từ bỏ giấc mơ

Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học Tâm lý Mỹ,việc trải qua sự hối tiếc là một phần phổ biến của việc trở thành người lớn. Mọi người thường hối tiếc vì không đạt giấc mơ họ đã đặt ra trước đó. Đôi khi,giấc mơ không thực tế,nhưng không cố gắng đạt được chúng,chúng ta bỏ lỡ việc biết tương lai của mình sẽ như thế nào. Ví dụ,người mơ ước được đi du lịch vòng quanh thế giới hoặc trở thành nhạc sĩ có nhiều khả năng sẽ hối hận về quyết định của mình nếu họ bỏ qua ước mơ,thay vì nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực.

Không sống thật với chính mình

Sống thật với chính mình là một trong những bài học sâu sắc nhất của cuộc sống. Chúng ta có thể cố gắng trở thành một người nào đó mà quên mất việc phải sống đúng con người thật. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã báo cáo: "Những hối tiếc dai dẳng nhất của con người thường bắt nguồn từ sự khác biệt giữa bản thân thực tế và lý tưởng".

Để sống thật,mỗi người cần lắng nghe cảm xúc sâu thẳm nhất của mình và sống theo các giá trị đó. Sống đúng với quan niệm của mình về con người bạn sẽ giúp bạn ít phải hối tiếc hơn sau này trong cuộc sống.

Giữ hận thù

Một số người không thể hoặc không muốn buông bỏ những hận thù,khi họ bị đối xử bất công hoặc ngược lại,khi đối xử bất công với ai đó.

Xin lỗi vì một lỗi lầm không phải là điều dễ dàng. Mặc dù không ai bắt buộc bạn phải chấp nhận lời xin lỗi của người khác nhưng việc giải tỏa mối hận thù sâu sắc có thể tạo ra cảm giác tự do. Mặc dù chúng ta không thể thay đổi quá khứ,chúng ta có thể thay đổi phản ứng cảm xúc của mình,điều này ảnh hưởng đến cách tương lai diễn ra.

Không mạo hiểm

Trong cuộc thảo luận của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ,tiến sĩ Robert Leahy đã chia sẻ hiểu biết của mình về cách mọi người có thể học hỏi từ sự hối tiếc.

Ông giải thích: "Về lâu dài,khi mọi người nhìn lại cuộc sống của mình,họ có xu hướng hối tiếc về những gì họ đã không làm". Theo Tiến sĩ Leahy,việc không nắm bắt cơ hội,dù là cơ hội nghề nghiệp,cá nhân... sẽ tạo ra "cảm giác khó chịu dai dẳng",khiến mọi người có thể suy nghĩ về điều đó trong nhiều tháng,nhiều năm,nhiều thập kỷ.

Ông chia sẻ rằng sự hối tiếc có thể có ích,vì nó nắm bắt được khả năng học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Ngược lại,sự hối tiếc không có ích khi nó trở thành sự tự phê bình.

Không tử tế

Sự không tử tế là khi bạn vì cảm xúc của mình và làm tổn thương cảm xúc của người khác. Cho dù việc gây ra nỗi đau đó là cố ý hay không,việc tự chịu trách nhiệm là cách để bắt đầu sửa chữa.

Khi chúng ta tránh chịu trách nhiệm làm tổn thương người khác,chúng ta có nhiều khả năng sẽ hối hận về sự vô tâm của mình theo thời gian. Việc thừa nhận hành vi của chính mình có nghĩa là chúng ta phải nuốt lòng tự hào,nhưng khi làm như vậy,chúng ta có thể buông bỏ sự hối tiếc.

Không chăm sóc sức khỏe

Khi còn trẻ,chúng ta dễ dàng bỏ qua những thông điệp mà cơ thể gửi đến. Tuy nhiên,khi chúng ta già đi,việc lắng nghe những thông điệp đó và chú ý đến sức khỏe và hạnh phúc của mình trở nên thiết yếu.

Việc bỏ qua nhu cầu sức khỏe thể chất và tinh thần có thể tạo ra hiệu ứng lăn cầu tuyết,khiến những vấn đề nhỏ phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn. Chúng ta càng chăm sóc bản thân nhiều hơn khi còn trẻ,chúng ta sẽ càng ít hối tiếc khi về già.

Sống vì người khác

Một điều hối tiếc lớn khác mà mọi người có là cảm giác tội lỗi khi sống cuộc sống của mình theo những gì người khác muốn. Bằng cách không ưu tiên nhu cầu của riêng và đặt mình ở vị trí cuối cùng,bạn sẽ xây dựng một cuộc sống mà bạn hối tiếc,thay vì một cuộc sống mà bạn tôn vinh con người của mình.

Mặc dù việc thể hiện sự quan tâm và lòng trắc ẩn với người khác mang lại giá trị to lớn,nhưng việc làm như vậy với nguy cơ đánh mất chính mình lại là một đặc điểm tiêu cực,khiến mọi người phải hối tiếc sâu sắc sau này trong cuộc sống.

Thùy Linh (Theo Yourtango)

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo kinh tế việt nam      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap