Close

Giá thuê mặt bằng bán lẻ trung tâm TP HCM ngày càng đắt đỏ

2024-09-13 HaiPress

Báo cáo từ đơn vị tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cho biết bình quân giá thuê mặt bằng tầng trệt và tầng 1 tại các trung tâm thương mại cao cấp ở TP HCM (chủ yếu quận 1) nửa đầu năm đã chạm ngưỡng kỷ lục 280 USD (tương đương 7 triệu đồng) mỗi m2 một tháng. Con số này tăng hơn 18% so với năm 2023,nếu so với 5 năm trước,giá thuê đã tăng 60-70%.

Còn theo dữ liệu của hãng dịch vụ bất động sản Savills,6 tháng đầu năm,mặt bằng bán lẻ cao cấp khu vực trung tâm TP HCM (gồm quận 1,thủ thiêm và quận 7) có giá thuê trung bình 151 USD (tương đương 3,7 triệu đồng) mỗi m2 một tháng,tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung tiếp tục duy trì mức 1,5 triệu m2,không có biến động kể từ quý I/2022.

Người dân mua sắm ngày Blackfriday tại Vincom Đồng Khởi tối 25/11. Ảnh: Thanh Tùng

Đà tăng này được các chuyên gia lý giải do thiếu nguồn cung mới và nhu cầu thuê mặt bằng cao đến từ các thương hiệu quốc tế.

Bà Dương Thùy Dung,Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam,nhận định thị trường bất động sản bán lẻ,đặc biệt là tại các trung tâm TP HCM đang hưởng lợi khi nguồn cung hạn chế. 6 tháng qua,thành phố chỉ có 56.000 m2 sàn thương mại từ hai dự án mới là Vincom Megamall Grand Park (quận 9) và Vincom 3/2 (quận 10) đưa vào sử dụng. Cả hai đều thuộc khu vực ngoài trung tâm.

Khu trung tâm hiện chỉ chiếm 12% diện tích mặt bằng,tỷ lệ lấp đầy luôn đạt trên 95%. Nhu cầu thuê từ các thương hiệu quốc tế với mặt bằng khu vực này rất lớn,nên sự cạnh tranh ngày càng gắt gao. Giá thuê vì vậy cũng ngày càng tăng.

Bà Trang Bùi,Tổng giám đốc Cushman & Wakefield,cho biết giai đoạn 2013-2019,mỗi năm thành phố chào đón 130.000 m2 sàn mới. Từ sau đại dịch Covid-19 đến hết năm 2022,thị trường chỉ có thêm 100.000 m2 sàn bán lẻ.

Ba năm nay,trung tâm TP HCM không có dự án mới nào,các trung tâm thương mại đang hoạt động còn rất ít diện tích trống chào thuê. Trong khi nhiều thương hiệu quốc tế mới như Columbia,Arabica,Ain & Tulpe,6ixty8ight đều cho biết sẽ mở cửa hàng tại Việt Nam và TP HCM là thị trường được lưu tâm.

Ngoài ra,ngành hàng F&B (thực phẩm - đồ uống) và Lifestyle (phong cách sống) tiếp tục hoạt động mở rộng,nhiều nhà bán lẻ Trung Quốc như Dahu Hotpot,Xuxiaoying,Long Wang đang gia tăng nhu cầu tìm thuê mặt bằng. Bối cảnh này đã thúc đẩy giá thuê liên tục tăng dần qua các năm.

CBRE cho biết từ nay đến cuối năm,TP HCM sẽ có hai dự án trên đường Tạ Quang Bửu (quận 8) đi vào sử dụng với tổng diện tích 100.000 m2,nhưng ở khu vực trung tâm vẫn tiếp tục không có dự án mới nào trong ba năm tới. Vì vậy,với các mặt bằng cao cấp tọa lạc ở trung tâm,giá thuê sẽ tiếp tục tăng từ 17-18%. Từ nay tới năm 2026,giá thuê vẫn duy trì xu hướng đi lên 7-10% mỗi năm.

Theo Oxford Economics (công ty tư vấn toàn cầu,trụ sở tại Anh),chi tiêu tiêu dùng tại TP HCM được dự báo tăng 8,4% năm 2025. Bán lẻ hiện đại ở thị trường hơn 13 triệu dân này cũng sẽ chiếm 50% thị phần các kênh bán lẻ hai năm tới. Nền kinh tế nội địa phục hồi mạnh mẽ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ,thu hút các thương hiệu mới gia nhập và tiếp tục mở rộng. Diễn biến này càng đẩy giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng cao.

Phương Uyên

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo kinh tế việt nam      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap