Phần lớn game tại Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc
2024-11-28 HaiPress
Tại hội nghị tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông sáng 28/11 ở Hà Nội,Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá ngành game đã tổ chức được một số sự kiện quy mô lớn,tăng trưởng nhân lực,nhưng đang tồn tại vấn đề khiến việc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Một trong số đó là trò chơi được cấp phép phát hành có nguồn gốc nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn. Thống kê cho thấy game trong nước chỉ chiếm 14%,game từ Trung Quốc là 81%,trong khi 5% còn lại là từ các thị trường như Mỹ,Hàn Quốc,Nhật Bản.
"Các công ty game Việt Nam chủ yếu đóng vai trò nhà phát hành hơn là nhà sản xuất",bà Nguyễn Thị Thanh Huyền,Phó Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử,đánh giá. "Trong khi năng lực sản xuất,tiềm năng phát triển game rất lớn,nên tỷ trọng đóng góp cho ngành game tại Việt Nam không tương xứng với doanh thu". Ngoài ra,tình trạng tranh chấp,khiếu nại về bản quyền,hình ảnh,nội dung game thường xuyên xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền,Phó Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử chia sẻ tại sự kiện sáng 28/11 ở Hà Nội. Ảnh: Minh Sơn
Cục cho biết đã phối hợp với các bên rà quét,ngăn chặn 667 fanpage quảng cáo game cờ bạc,đổi thưởng trên Facebook,xử lý hơn 5.300 tên miền liên quan đến hoạt động quảng cáo,tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng. Hơn 600 game không phép,cờ bạc trên các chợ ứng dụng nước ngoài được phát hiện và bị yêu cầu ngừng kết nối thanh toán. Theo đề nghị của Việt Nam,Apple đã gỡ 90 game,Google gỡ 294 game không phép,game cờ bạc phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam.
Bên cạnh vấn đề tồn tại,ngành game được đánh giá đang phát triển mạnh mẽ. Theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử,số lượng lao động ngành game năm 2024 ước khoảng 4.100 người,tăng 31% so với năm 2023. Tuy nhiên,doanh thu đạt khoảng 12.500 tỷ đồng,giảm nhẹ so với mức 12.552 tỷ đồng của năm ngoái.
Năm qua,các đơn vị trong nước cũng cùng xây dựng Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng giai đoạn 2025-2030 và tổ chức thành công Triển lãm Game quốc tế - Vietnam Gameverse 2024.
Người dùng chơi Mobile Legends Bang Bang trên điện thoại. Ảnh: Hoài Phương
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long,các con số trên cho thấy doanh nghiệp đã sát cánh với cơ quan quản lý cùng nhau thúc đẩy ngành game Việt phát triển vươn tầm thế giới. Tuy nhiên,tình trạng game lậu,xuyên biên giới vào Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường trong nước,tạo cạnh tranh bất bình đẳng.
"Trong năm 2025,các cơ quan quản lý có liên quan và doanh nghiệp game trong nước cần phối hợp rà quét và triệt để xử lý tình trạng game lậu,game bất hợp pháp",Thứ trưởng Long nói.
Lưu Quý