Nghi phạm có thể dùng 'súng ma' bắn CEO bảo hiểm Mỹ
2024-12-10 HaiPress
Luigi Mangione,26 tuổi,mang theo một khẩu súng,ống giảm thanh,giấy tờ giả,trong đó có bằng lái xe giả,cùng một tài liệu viết tay chỉ trích các công ty bảo hiểm,khi bị cảnh sát bắt ở bang Pennsylvania,truyền thông Mỹ hôm 9/12 đưa tin.
Joseph Kenny,trưởng nhóm điều tra của cảnh sát New York,cho biết vũ khí mà Mangione mang theo là một "khẩu súng ma" cỡ nòng 9 mm,có thể được chế tạo bằng máy in 3D.
Nghi phạm Luigi Mangione trong bức ảnh được giới chức công bố ngày 9/12. Ảnh: Cục Cải huấn Pennsylvania
"Súng ma" là thuật ngữ dùng để chỉ loại súng tự chế không được kiểm soát,không có số sê-ri,có thể dễ dàng chế tạo,lắp ráp tại nhà bằng công nghệ in 3D. Đây là loại vũ khí ngày càng được nhiều tội phạm ở Mỹ lựa chọn do chúng không thể bị giới chức truy vết,làm dấy lên nhiều lo ngại về an toàn.
Cảnh sát Mỹ thường dựa vào số sê-ri để truy tìm nguồn gốc của súng như nhà sản xuất,nơi bán và người mua. Tuy nhiên,điều này là không thể với những khẩu "súng ma" được bán theo từng bộ phận trên mạng rồi lắp ráp tại nhà mà không có bất cứ khâu kiểm tra lý lịch hay nguồn gốc vũ khí nào.
Hộp khóa nòng,bộ phận quan trọng tạo nên một khẩu súng,có thể được mua hợp pháp trên các nền tảng trực tuyến mà không cần giấy phép,vì chính phủ Mỹ không coi hộp khóa nòng chưa lắp hoàn thiện là vũ khí. Cục Rượu,Thuốc lá,Súng và Chất nổ Mỹ (ATF) vẫn cho rằng việc tự chế tạo súng là hợp pháp.
Nhược điểm của súng tự chế bằng công nghệ in 3D là dễ hỏng hóc. Trong vụ sát hại ông Brian Thompson,50 tuổi,CEO công ty bảo hiểm UnitedHealthcare ở trung tâm Manhattan,New York hôm 4/12,khẩu súng của nghi phạm đã bị hóc đạn ba lần và phải lên đạn thủ công sau mỗi phát bắn.
Nghi phạm trước đó đã chờ đợi khoảng 10 phút giữa trời rét gần khách sạn nơi ông Thompson sắp đến họp. Khi Thompson xuất hiện,nghi phạm tiếp cận và nổ nhiều phát súng từ khoảng cách 6 m,trong đó ba viên không nổ và được tay súng hất ra ngoài trước khi bắn tiếp.
Thompson trúng đạn ở lưng và chân,được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và không qua khỏi.
Khoảnh khắc CEO công ty Mỹ bị bắn chết từ sau lưng
Khoảnh khắc CEO Brian Thompson bị bắn chết trên đường phố New York ngày 4/12. Video có cảnh bạo lực,độc giả cân nhắc trước khi xem. Video: CNN
Mangione bị bắt ở thị trấn Altoona,bang Pennsylvania,cách New York khoảng 500 km về phía tây. Cảnh sát thẩm vấn Mangione vào tối 9/12 và đưa anh ta ra trình diện tòa án hạt Blair. Giới chức Pennsylvania đưa ra 5 cáo buộc với Mangione,gồm hai cáo buộc về làm giả giấy tờ,mang súng trái phép,khai báo gian dối với chính quyền và sở hữu "công cụ phạm tội".
Truyền thông Mỹ đêm 9/12 dẫn tài liệu của tòa án New York cho biết Mangione bị truy tố vì tình nghi giết người,ba cáo buộc vi phạm quy định về súng và làm giả giấy tờ. Anh ta có thể bị di lý về New York để xét xử.
Sự việc tiếp tục làm dấy lên nỗi lo ngại ở Mỹ về mối đe dọa từ "súng ma". Năm 2021,ATF nhận được khoảng 20.000 báo cáo về vũ khí nghi là "súng ma" bị tịch thu trong các cuộc điều tra hình sự,tăng so với hơn 1.750 khẩu súng bị tịch thu năm 2016.
Một khẩu súng trường kiểu AR-15 (bên dưới) và khẩu súng tương tự sử dụng hộp khóa nòng màu xanh in bằng công nghệ 3D. Ảnh: X/EdMarkey
Tháng 4/2022,Tổng thống Joe Biden công bố lệnh cấm các bộ lắp đặt súng không có giấy phép,thường được dùng để tạo ra "súng ma". Chính sách mới định nghĩa cụ thể súng là gì và các bộ phận chưa hoàn thiện của súng phải được cấp phép và số seri. Người mua các bộ phận súng cũng phải trải qua kiểm tra lý lịch.
Hiệp hội Súng trường Quốc gia khi đó cho biết động thái này chỉ là "một kế hoạch bất khả thi và sẽ không ngăn chặn được tình trạng bạo lực",thậm chí có người nói đây là chính sách cực đoan. Ông Biden phản bác lại rằng chính sách này nhằm bảo vệ cảnh sát,trẻ em và hạn chế khả năng súng rơi vào tay những người có động cơ xấu.
"Đó không phải là cực đoan,mà là điều cơ bản cần làm,là lương tri của chúng ta",ông Biden nói.
Huyền Lê (Theo Hill,AFP)