Close

5 cửa hàng giò chả, ô mai đông khách ở Hà Nội dịp Tết

2025-01-22 IDOPRESS

Các cửa hàng đồ ăn lâu đời và gia truyền là địa chỉ quen thuộc của người dân Hà Nội mỗi dịp Tết. Người Hà Nội có tiếng "sành ăn" và "khó tính trong ăn uống" nhưng ở đây họ có thể yên tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng và khẩu vị không thay đổi theo năm tháng.

Ô mai mứt Vạn Lợi - Hàng Da

Cu1eeda hu00e0ng Vu1ea1n Lu1ee3i. u1ea2nh: Tu00e2m Anhnt","ntCu00e1c lou1ea1i mu1ee9t,u00f4 mai tiu00eau biu1ec3u u1edf Vu1ea1n Lu1ee3i. u1ea2nh: Tu00e2m Anh

nt","ntCu00e1c hu1ed9p mu1ee9t u00f4 mai u0111u00e3 u0111u01b0u1ee3c u0111u00f3ng su1eb5n cho Tu1ebft. u1ea2nh: Tu00e2m Anh

nt"]' data-component-value="">

Ô mai mứt Vạn Lợi là thương hiệu gia truyền ba đời,xuất phát từ phố Hàng Đường. Năm 1996,Vạn Lợi chuyển về phố Hàng Da,ban đầu ở trong một hẻm nhỏ,sau này ra mặt đường. Với nhiều người dân thủ đô,các sản phẩm ô mai,mứt ở Vạn Lợi được đánh giá "giữ nguyên hương vị truyền thống" và chất lượng.

Một số loại ô mai đặc trưng gồm có mứt quất dẻo,mứt hồng bì,sấu xào gừng,mận dẻo. Giá dao động từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng một kg. Khách có thể mua loại hộp 300 gram hoặc 500 gram. Ngoài các loại mứt,Vạn Lợi còn cung cấp các loại đồ ăn truyền thống như bánh khảo,bánh chả,bánh đậu xanh,chè lam,kẹo lạc và các loại trà sen,trà nhài,trà Thái Nguyên.

Vào dịp Tết,cửa hàng chỉ bán sản phẩm đã đóng hộp sẵn và khách thường phải xếp hàng chờ đợi khá lâu hoặc có thể mua online.

Ô mai mứt Toàn Thịnh - Hàng Đường

Mứt ô mai Toàn Thịnh ở Hàng Đường. Ảnh: Tâm Anh

Ô mai Toàn Thịnh là một trong những địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách,vừa tròn 100 tuổi.

"Hầu hết sản phẩm của gia đình đều được làm theo quy trình sinh học tự nhiên và công thức gia truyền",theo ông Lê Lương Ngọc (50 tuổi),đời thứ tư của gia đình Toàn Thịnh. Cửa hàng có nhà xưởng sản xuất,chuẩn hóa công thức nhằm giữ gìn giá trị cốt lõi,đồng thời sáng tạo dựa trên những gì các thế hệ trước để lại. Anh Ngọc cho hay cách làm truyền thống đôi khi phải chấp nhận hạn chế chi phí cao,năng suất thấp,thời gian bảo quản không lâu.

Bên cạnh những dòng ô mai quen thuộc như ô mai sấu,mận,mơ,khế,cửa hàng còn có thêm ô mai có vị thảo mộc. Trong không gian phố cổ của Toàn Thịnh còn có quán cà phê,các triển lãm nghệ thuật.

Giò chả Quốc Hương - Hàng Bông

Mu1eb7t tiu1ec1n cu1ee7a cu1eeda hu00e0ng Quu1ed1c Hu01b0u01a1ng. u1ea2nh: Tu00e2m Anhnt","ntCu00e1c lou1ea1i chu1ea3 u0111u1eb7c su1ea3n cu1ee7a Quu1ed1c Hu01b0u01a1ng. u1ea2nh: Tu00e2m Anh

nt"]' data-component-value="">

Nằm trong căn nhà có mặt tiền chỉ khoảng 2 m trên phố Hàng Bông,nhưng Quốc Hương là địa chỉ hầu hết người Hà Nội biết đến khi nhắc tới những món ăn truyền thống như giò,chả,nem chạo,nem chua,thịt bò khô,bánh chưng.

Cơ sở sản xuất đồ ăn có thương hiệu gần 200 tuổi,và người chủ hiện tại cũng đã phát triển cửa hàng gần 70 năm. Nếu ghé qua phố Hàng Bông dịp cận Tết,khách có thể bắt gặp dòng người xếp hàng dài mua bánh chưng,giò chả và nhiều đồ ăn truyền thống khác. "Bao cấp qua lâu rồi nhưng bao cấp dường như vẫn còn hiện diện ở Quốc Hương",nhiều người Hà Nội vẫn nói vui về cơ sở sản xuất đồ ăn này.

Khách muốn mua đồ tại cửa hàng thường phải đặt sớm,thậm chí từ trước rằm tháng Chạp vì số lượng sản xuất có hạn.

Thịt quay Vạn Thành - Hàng Buồm

Mặt tiền cửa hàng thịt quay trên phố Hàng Buồm. Ảnh: Tâm Anh

Hàng thịt quay trên phố Hàng Buồm mở bán từ những năm 1950,là điểm đến quen thuộc với người Hà Nội hằng ngày,luôn đông khách khung giờ tan tầm. Điểm thu hút ở đây là món thịt lợn quay với cách tẩm ướp gia vị,bì giòn rụm và nước sốt riêng.

Ngoài thịt lợn,ngan,ngỗng,chim,dạ dày quay là các món ăn truyền thống của Vạn Thành. Vào dịp lễ Tết,ngày rằm,tiệm có thêm nem nắm,nem chua. Gần đây,nhiều khách nước ngoài cũng chọn cửa hàng là nơi thưởng thức ẩm thực địa phương.

Những năm gần đây,lượng bán tại Vạn Thành giảm do ít người giúp việc,đa phần vẫn một tay bà Trang Thị Thủy thực hiện. Tuy vậy,chất lượng không thay đổi. Cửa hàng phục vụ đến ngày 28 tháng Chạp.

Nem chua - giò chả Trần Công Châu

Mu1eb7t tiu1ec1n cu1eeda hu00e0ng nem chua - giu00f2 chu1ea3 Tru1ea7n Cu00f4ng Chu00e2u. u1ea2nh: Tu00e2m Anhnt","ntNem chua ru00e1n lu00e0 u0111u1eb7c su1ea3n cu1ee7a cu1eeda hu00e0ng. u1ea2nh: Tu00e2m Anh

nt","ntCu1eeda hu00e0ng chu1ee7 yu1ebfu bu00e1n su1ed1 lu01b0u1ee3ng lu1edbn. u1ea2nh: Tu00e2m Anh

nt"]' data-component-value="">

Trần Công Châu cũng là một thương hiệu nổi danh tại Hà Nội,có từ năm 1984. Thương hiệu có nhiều chi nhánh nhưng cơ sở ở phố Trần Xuân Soạn vẫn đông đúc nhất.

Các loại nem chua và đặc biệt là nem chua rán được ưa chuộng tại quán. Theo đại diện,cửa hàng hiện cung cấp khoảng 90% lượng tiêu thụ nem chua rán ở Hà Nội,chủ yếu bán buôn. Người mua lẻ thường phải từ 50 chiếc trở lên,với giá 32.000 đồng một chục. Nem chua được sơ chế,thực khách mua về lăn qua bột chiên xù rồi chiên,thành phẩm không kém ngoài hàng.

Ngoài ra,các loại giò gồm giò lụa,giò tai,giò bò,chuẩn vị Ước Lễ xưa với vị ngọt của thịt,thơm mùi nước mắm cũng được nhiều thực khách yêu thích. Cửa hàng còn có chân giò muối,bắp bò muối,tai ép. Tết Ất Tỵ,Trần Công Châu mở bán đến ngày 28 tháng Chạp.

Tâm Anh

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo kinh tế việt nam      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap